Sinh Viên Năm Nhất Đại Học Đã Nên “Bung Lụa” Chưa?

Cùng là một khoá sinh viên, cùng được tuyển chọn vào trường trên một mức điểm nhất định, ai cũng là người giành chiến thắng trong kỳ thi đại học khốc liệt. Họ đều có cơ sở tương đương nhau, nhưng tại sao sau 4 năm đại học khoảng cách chênh lệch giữa các cử nhân đại học lại quá lớn như vậy? 

Sinh viên năm nhất và những điều mới lạ 

Dù biết rằng sinh viên thường gặp phải nhiều khó khăn khi cân bằng giữa việc học và làm thêm. Nhiều bạn khá lo lắng khi phải đối mặt với một khối lượng bài vở lớn gấp nhiều lần so với trung học phổ thông.

Với khối lượng bài vở nhiều mà thời gian học lại ngắn; thầy cô giảng nhanh; nhiều bạn cảm thấy luống cuống không biết học như thế nào cho hiệu quả?

Sinh viên năm nhất đầy căng thẳng

Sinh viên năm nhất phải đối mặt với nhiều “cú sốc” khi môi trường sống thay đổi và áp lực kinh tế phát sinh. Tâm lý căng thẳng; chán nản và thất vọng ùa về; đi đâu cũng thấy “peer pressure” vì bạn bè và anh chị khoá trên đã nườm nượp tham gia vào các câu lạc bộ hay đi làm thêm. Còn bản thân vẫn chưa tìm thấy chỗ đứng.

Đáng lo ngại nhất là nhiều sinh viên năm nhất đã từng nghĩ rằng đại học là xả hơi sau chuỗi ngày ôn thi vất vả. Thế rồi; năm nhất nhiều bạn “ngủ quên trong chiến thắng”; dành thời gian để chơi và ngủ nghỉ. Lại thêm anh chị bảo “học đại học nhàn lắm” nên cứ vậy yên tâm mà “xả hơi”.

Vậy bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “sinh viên năm nhất có nên bung lụa?” chưa? Giờ thì hãy cùng KOS ngồi lại; hít một hơi thật sâu và lần lượt giải quyết từng vấn đề nhé. Các fresher à; ai rồi cũng từng trải qua một kì thi khó; một thử thách lớn của cuộc đời. Chính những thử thách đó là động lực để bạn không ngừng tiến lên phía trước. Vậy nên đừng để bộ não ngủ quên trên chiến thắng nhé !

Hãy bắt đầu bằng việc học từ những điều tốt từ tiền bối và bạn bè 

Hãy tìm một đàn anh/đàn chị đi trước để học hỏi. Anh/chị đó không cần là một người quá xuất sắc hay toàn diện về mọi mặt; chỉ cần họ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ với bạn. Đơn giản vì họ đi trước; họ biết việc gì nên; việc gì không nên; việc gì là phù hợp và không phù hợp với một sinh viên năm nhất.

Khi mới vào đại học; bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy bơ vơ; lạc lõng; không biết bắt đầu từ đâu; không biết rẽ đi hướng nào. Một tiền bối chịu chia sẻ với bạn; thì chính họ cũng đã nhìn thấy mình trong bạn; họ sẽ giúp bạn tự tin vào đại học; chứ không phải rụt rè; ngần ngại như bao người..

Hòa nhập với bạn bè

Đàn anh/đàn chị ở đại học họ sẵn sàng giúp đỡ cho dù bạn có là một người xa lạ. Chắc là do ở độ tuổi này, ai nấy cũng đều đủ trưởng thành. Vào học không biết nên tìm tài liệu ở đâu, xin anh chị. Đăng ký vào câu lạc bộ không biết làm thế nào, nhờ anh chị. Môn nọ không biết nên chọn giảng viên sao cho phù hợp, hỏi anh chị.

Tất tần tật điều khó, đã có tiền bối lo!

Sinh viên năm nhất cần rèn luyện tiếng Anh giao tiếp 

Có thể bạn chưa biết: Trong thời đại “nhà nhà biết tiếng anh”, nếu qua cấp 3 bạn mới xắn tay vào học tiếng Anh nghiêm chỉnh, thì bạn sẽ phải tăng tốc hơn mọi người xung quanh đó. Nếu vốn tiếng Anh của một sinh viên năm nhất chưa tốt, hãy tìm một nơi để trau dồi tiếng Anh giao tiếp.

Lựa chọn khoá học IELTS, TOEIC hay giao tiếp đều tuỳ vào nhu cầu và năng lực của bạn, và đừng quên tìm kiếm cơ hội việc làm trong nhu cầu đó. Rất nhiều sinh viên năm nhất đại học luôn cảm thấy thua kém bạn bè vì tiếng anh không tốt, nhưng họ quên rằng mình cần phải rèn luyện thì mới thoát ra được nỗi sợ đó.

Tại sao phải là giao tiếp? Đem lên bàn cân để lựa chọn một người vào làm việc, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ mong muốn một người có thể sử dụng tiếng Anh lưu loát, có khả năng giao tiếp với khách hàng hơn là một người tuy bằng cấp ngoại ngữ cao nhưng kỹ năng nói không tốt. 

Có thể nói, công nghệ càng phát triển, tiếng Anh càng ăn sâu vào từng khía cạnh trong đời sống của chúng ta. Do đó, việc biết Tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Nói một cách vui: “Học Tiếng Anh sẽ giúp đời thêm chanh sả”.

Sinh viên năm nhất nên có một đích đến rõ ràng

Xác định mục tiêu nghề nghiệp chỉ là một nửa trận chiến. Một cá nhân phải đặt tâm trí của họ vào việc hoàn thành các mục tiêu mà họ đã đặt ra. Tuy nhiên, nếu một người không phát triển hoặc vạch ra các mục tiêu của họ một cách đúng đắn, sẽ khó đạt được chúng hơn. Chính bởi vậy, các fresher cần biết mình muốn làm nghề gì, một người như thế nào, thậm chí là công ty như thế nào trong tương lai.

Điều này sẽ giải quyết được bài toán cân bằng giữa học tập và đi làm thêm của bạn. Nếu sau này bạn muốn trở thành kỹ sư máy tính, đừng phí quá nhiều thời gian vào những công việc tại quán cafe thay vì dành thời gian nghiên cứu và nghe giảng trên lớp. 

 KOS hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn thực tế hơn về hai chữ “đại học”. Đại học đích thị là một môi trường thoải mái, phóng khoáng và khuyến khích sức sáng tạo hơn môi trường cấp 3 nghiêm khắc, nhưng đồng thời, đại học cũng là nơi mở ra nhiều cơ hội cho những người thực sự biết tận hưởng những năm tháng này! 

Facebook
Twitter
LinkedIn
[FB_COMMENT]